Trong buổi học Toán tiếp theo, Thầy lại cho ôn tập về số học, trong đó có các khái niệm: ước số, số chính phương, số nguyên tố, … và cho bài tập về nhà cho cả lớp tự luyện tập.
Khái niệm:
- Số chính phương là số tự nhiên có căn bậc hai là một số tự nhiên, hay nói cách khác, số chính phương bằng bình phương (lũy thừa bậc ~2~) của một số nguyên.
Số nguyên ~𝑏~ ~(𝑏 ≠ 0)~ gọi là ước số của số nguyên ~a~, nếu ~a~ chia hết cho ~b~.
Số nguyên tố là số tự nhiên chỉ có ~2~ ước số, gồm ~1~ và chính nó.
Yêu cầu: Bài tập về nhà Thầy cho dãy số ~A~ có ~𝑛~ phần tử ~𝑎_1, 𝑎_2, … , 𝑎_𝑛~ và hỏi có bao nhiêu số có đúng ~3~ ước số dương trong dãy số ~A~.
Input
Dòng 1: Chứa duy nhất số nguyên dương ~𝑛~ ~(1 ≤ 𝑛 ≤ 10^4)~.
Dòng 2: Gồm ~n~ số nguyên dương ~𝑎_𝑖~ ~(0 < 𝑎_𝑖 ≤ 10^9: ∀1 ≤ 𝑖 ≤ 𝑛)~, giữa các số cách nhau bởi một dấu cách.
Output
Gồm duy nhất số nguyên dương là số lượng số có đúng ~3~ ước số dương. Nếu không có số nào thỏa mãn thì ghi ~0~.
Sample Input 1
4
3 9 8 81
Sample Output 1
1
Giải thích: ~n = 4~, chỉ có phần tử ~𝑎_2 = 9:~ có ~3~ ước số là ~1, 3, 9~.
Sample Input 2
3
10 7 100
Sample Output 2
0
Ràng buộc:
- ~1 ≤ n ≤ 10^4; 0 < a_i ≤ 10^9:∀1 ≤ i ≤ n~.
Bình luận